Hà Nội đề xuất thêm 8 cầu và hầm qua sông Hồng
Thành phố Hà Nội vừa có đề xuất với Chính phủ cho phép xây thêm 7 cây cầu mới và một hầm qua sông Hồng. Đây là một nội dung quan trọng trong dồ án quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 của thành phố.

Thành phố Hà Nội vừa có đề xuất với Chính phủ cho phép xây thêm 7 cây cầu mới và một hầm qua sông Hồng. Đây là một nội dung quan trọng trong dồ án quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 của thành phố.

Cụ thể, Liên doanh tư vấn quốc tế PPJ - đơn vị giúp Hà Nội lập quy hoạch chung đề xuất Hà Nội xây dựng mới 7 cây cầu và 1 hầm qua sông Hồng, đồng thời cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường bộ hiện hữu các tuyến quốc lộ như QL32, đường Láng - Hòa Lạc, QL6, QL1A, 1B, QL5, QL3 nhằm chia sẻ sự quá tải cho các tuyến hướng tâm.

Về đường sắt, Hà Nội sẽ cải tạo, xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường sắt vành đai song song theo hành lang vành đai IV, xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam và 5 tuyến đường sắt đô thị (theo dự án đường sắt đô thị của TP Hà Nội cũ), kết hợp xây dựng mới các tuyến đường sắt phục vụ ngoại ô, kết nối với hệ thống đường sắt nội đô và quốc gia thông qua các ga đầu mối.

Đối với đường hàng không, Hà Nội sẽ tập trung nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài lớn nhất phía Bắc, đạt 50 triệu hành khách/năm sau năm 2030 và sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn v.v..

Hiện nay, theo phân tích của PPJ, mạng lưới giao thông của Hà Nội chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy, trong quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Liên doanh này kiến nghị Hà Nội cần phải xây thêm 7 cầu mới và một hầm qua sông Hồng để phù hợp với tình hình giao thông mới.
 
Hà Nội đề xuất được xây thêm 7 cây cầu mới và 1 hầm qua sông Hồng.

PPJ cho rằng, các dự án phát triển hệ thống giao thông của Hà Nội hoặc còn thiếu hoặc triển khai rất chậm. Hệ thống đường sắt với công nghệ lạc hậu, chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với tổng nhu cầu vận tải. Tỷ trọng vận tải đường thủy thấp so với tiềm năng do chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên. Giao thông đô thị đang bị quá tải nặng nề, tỷ lệ đáp ứng về vận tải hành khách công cộng rất thấp, chỉ đạt 15% so với tiêu chuẩn 40 - 60%.

Trong đồ án quy hoạch chung cũng chỉ ra rằng, Hà Nội cần phải kiểm soát và dành đủ quỹ đất để bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe và phát triển hệ thống đường sắt vận tải hành khách khối lượng lớn, kết hợp với mạng lưới xe buýt nhanh tạo thành mạng lưới liên hoàn, hiệu quả và xây dựng 7 tuyến đường sắt đô thị, kéo dài kết nối đô thị hạt nhân với các đô thị vệ tinh.

 

TIN NỔI BẬT
  • Thần tốc làm 12 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2
  • Thông báo danh sách và Giấy mời dự họp Đại hội cổ đông năm 2022
  • Lễ Khánh Thành và gắn Biển công trình cầu vượt Nguyễn Văn Huyên
  • Sắp thanh tra việc bổ nhiệm lãnh đạo ở các bộ ngành, địa phương nào?
  • Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có kịp hoàn thành vận hành thử trong năm 2020?
  • PMU Thăng Long chuẩn bị đầu tư 11 dự án giao thông lớn
  • Mua xe cũ cần lưu ý gì để khỏi bất ngờ vì thời hạn đăng kiểm quá ngắn?
  • “Tuổi thọ” đường băng Nội Bài có thể lên tới 50 năm
  • Thông xe cầu Mây kết nối giữa Quốc lộ 5 và Quốc lộ 18
  • Quyết nghị Đại hội cổ động thường niên năm 2020
  • Số lượt truy cập:

    Số người đang online: